VÌ SAO LẠI PHẢI LÀM LỄ CÚNG TÂN GIA NHÀ MỚI?
Trước tiên là chúng ta cần tìm hiểu lễ cúng tân gia nhà mới là gì? Theo nhiều người thì việc tổ chức tân gia nhà như một lời thông báo ngắn gọn đến với bà con, bạn bè đến để cùng ăn mừng và chung vui cùng với gia đình mình. Sau khi đã xây dựng hoặc mua được một căn nhà mới.
Bên cạnh đó, cúng tân gia nhà mới còn là một lễ cúng rất quan trọng đối với những người vừa mới xây nhà xong. Theo tâm linh, những người khi mới xây nhà hoặc mua cho mình nhà mới và cần phải làm một mâm cúng.
Đây được xem như là một lời thông báo về sự hiện diện của mình đối với thổ thần đất đai và những vong hồn đang cư ngụ ở xung quanh đây. Theo đó, mâm cúng còn xem như một lời cầu nguyện đến với ông bà tổ tiên phù hộ cho gia chủ.
LỄ CÚNG TÂN GIA NHÀ MỚI NÊN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Tìm ngày tốt để làm lễ tân gia
Đối với bất cứ một ngày ngày lễ nào thì việc xem ngày tốt, thời gian để cúng kiến sẽ giúp cho buổi lễ trở nên đúng chuẩn và phù hợp rất nhiều. Và tất nhiên là không riêng gì với lễ cúng tân gia nhà mới, việc chọn ngày giờ cúng là vô cùng quan trọng.
Về thời khắc để làm lễ nhập trạch thì bạn nên nắm vững những canh giờ của thời gian theo vòng sau đây: Dần (3-5 giờ), Tỵ (9-11 giờ), Dậu (17-19 giờ), Thân (15-17 giờ) và Thìn (7-9 giờ)
Đây được xem là 6 khung giờ hoàng đạo tốt nhất của việc cúng tân gia nên xem xét và lựa chọn. Giờ tân gia có thể dùng tuổi, năm sinh để xem và chọn giờ tránh sự xung khắc, tuổi kỵ với các giờ bên trên. Như gia chủ nằm trong những tuổi Tý, Ngọ, Mẹo thì nên né giờ Dậu ra vì đây là giờ xấu và tứ hành xung với tuổi tác.
Chuẩn bị mâm đồ cúng
Mâm cúng lễ cúng tân gia nhà mới thường có ba phần: Ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia ra làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung ở trên một mâm lớn. Tùy vào điều kiện của gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ:
Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon, ít hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây của bạn phải tươi ngon và đẹp mắt.
Hương hoa: Gồm những lọ hoa tươi cúng nhà mới, cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, ba hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào tuỳ quan niệm thờ cúng của bạn mà có thể chọn mâm cơm chay để cúng tân gia hoặc mâm cơm mặn.
Nếu là mâm cỗ mặn thì sẽ có bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hay heo quay, xôi hoặc cháo, những món mặn khác tùy ý.
Nếu là mâm cơm chay bao gồm: rau củ xào, đậu hũ, xôi đậu, canh rau củ chè, bánh kẹo,….
Ngoài mâm cơm cúng nhà mới còn có thêm: 3 ly rượu, 3 ly trà, 3 điếu thuốc.
Chuẩn bị bài văn khấn
Văn khấn nhập trạch khi làm lễ cúng tân gia nhà mới sẽ bao gồm 2 phần là văn khấn đó là thần linh và gia tiên. Lưu ý, nên đọc văn khấn thần linh đến trước khi đọc văn khấn gia tiên.
Bài văn tế trình bày các mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà và di dời bàn thờ đến nhà mới. Gia chủ cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm.
Sau khi đã chuẩn bị ba mâm lễ cúng tươm tất, gia chủ đứng trước bàn thờ gia tiên thắp ba nén hương rồi vái lạy rồi cắm vào lư nhang.
Sau đó sẽ đọc bài văn khấn Thần Linh khi về nhà mới. Nếu là nhà trọ, chung cư không có bàn thờ gia tiên thì gia chủ nên đứng trước mâm cúng ở giữa nhà để đọc bài văn khấn.
Chuẩn bị các món đồ vật khác
Bên cạnh các vật phẩm dùng để cúng bái chính thì gia chủ cũng sẽ cần phải chuẩn bị những vật phẩm sau:
Bếp than để ở giữa cửa chính.
Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.
Theo thủ tục khi vào nhà mới thì những thành viên khi bước vào nhà sẽ không nên đi tay không, mà những thành viên khác trong gia đình cũng phải cầm theo các món đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu, gạo, muối, vàng, tiền bạc và những vật may mắn khác,…